Lượt xem: 606
Kế Sách: Triển khai dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm trong chuỗi giá trị gạo” giai đoạn 2.
01/04/2019
Vừa
qua, tại hội trường liên trạm nông nghiệp huyện Kế Sách, Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD) phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo
vệ thực vật triển khai dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh
nông nghiệp có trách nhiệm trong chuỗi giá trị gạo” tại Sóc Trăng giai đoạn 2 (gọi
tắt là GRAISEA 2).
Tham dự
buổi họp triển khai có Tiến sĩ Phạm Thị Bé Tư, đại diện RECERD; đại diện Chi Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng; đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và
PTNT Kế Sách; UBND thị trấn Kế Sách và xã Thới An Hội; đại diện HTX Nông nghiệp
Thành Phú (thị trấn Kế Sách), Tổ hợp tác Tiến Lợi (xã Thới An Hội) và các cơ
quan liên quan.
Ảnh: Quang cảnh cuộc họp
Thông
tin chung về dự án GRAISEA 2, đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết,
trong tỉnh Sóc Trăng, dự án được triển khai tại huyện Kế Sách và Thạnh Trị do tại
Việt Nam là nhà tài trợ chính của dự án. Trên địa bàn huyện Kế Sách, dự án được
triển khai tại thị trấn Kế Sách và xã Thới An Hội với sự tham gia của 150 hộ
nông (trong đó nữ nông hộ chiếm ít nhất là 40%), liên kết sản xuất và hợp đồng
bao tiêu 60 ha lúa thơm Đài Thơm 8 và OM4900 trong vu Hè Thu 2019 giữa các tổ
nhóm nông dân và Công ty Lotus Rice. Tổ chức Oxfam hỗ trợ kinh phí để RECERD tư
vấn về chuyên môn giúp nhóm nông dân ở HTX Nông nghiệp Thành Phú và Tổ hợp tác
Tiến Lợi tạo ra sản phẩm chất lượng cao, ổn định, hình thành vùng nguyên liệu
cho doanh nghiệp.
Ảnh: Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh trao đổi tại cuộc họp
Tiến sĩ
Phạm Thị Bé Tư cho biết mục tiêu của dự
án GRAISEA 2 là giúp người sản xuất quy mô nhỏ (cả nam và nữ) có khả năng tham
gia và hưởng lợi công bằng từ chuỗi giá trị lúa gạo; hỗ trợ các tác nhân thị
trường trong chuỗi tạo cơ hội cho hộ quy mô nhỏ tham gia chuỗi, thúc đẩy nâng
cao năng lực kinh tế cho phụ nữ và thích ứng biến đổi khí hậu. Các hoạt động cụ
thể gồm: (1) đầu tư nâng cao năng lực cho nông dân về kỹ thuật sản xuất lúa gạo
theo tiêu chuẩn VietGAP, SRP; liên kết chuỗi giá trị (2) vận hành tổ nhóm nông
dân; kiến thức thị trường ;kỹ năng đàm phán hợp đồng cho đội ngũ điều hành HTX,
tổ hợp tác; (3) tập huấn về nâng cao vai trò của người phụ nữ trong sản xuất
nông nghiệp lồng ghép với biến đổi khí hậu; ; và (4) tổ chức các cuộc đối thoại,
hội thảo công tư để chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa bàn tham gia dự án.
Các đại
biểu tham gia cuộc họp cũng thảo luận các nội dung liên quan đến vai trò và
trách nhiệm của chính quyền, Hội Phụ nữ các cấp và các cơ quan liên quan. Theo
đó, Hội Phụ nữ cấp xã và cấp huyện tham gia dự án trong vai trò tuyên truyền, vận
động, xây dựng năng lực, hỗ trợ hoạt động của tổ nhóm nông dân (với sự tham gia
tích cực của phụ nữ); hỗ trợ lồng ghép và thực hành về bình đẳng giới, tăng vị
thế của phụ nữ về việc ra quyết định trong quá trình sản xuất. Dự án sẽ sử dụng
hệ thống học hỏi hành động (GALS) để thúc đẩy cho quá trình tự phân tích và tìm
giải pháp cho các vấn đề chính trong chuỗi giá trị lúa gạo của nam-nữ nông dân
trong mối liên hệ về vị thế và lợi ích với các tác nhân khác. Chính quyền các cấp
và ngành nông nghiệp cùng đồng hành với các đối tác của dự án và bà con nông
dân để triển khai dự án đạt kết quả tốt nhất, là mô hình để nhân rộng ra các xã
trồng lúa khác trên địa bàn huyện.
VŨ BÁ QUAN - Phòng Nông
nghiệp & PTNT